TRÍCH ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2025 – PHẦN LIÊN QUAN ĐẾN HUYỆN HÒA AN
TRÍCH ĐỀ ÁN
SẮP XẾP ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
CỦA TỈNH CAO
BẰNG NĂM 2025 –
PHẦN LIÊN
QUAN ĐẾN HUYỆN HÒA AN
PHƯƠNG
ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
CỦA
TỈNH CAO BẰNG
6. Huyện Hòa An (thành
lập 04 xã)
6.1 Thành lập xã trên cơ sở nhập
03 ĐVHC: Xã Đức Long, xã
Dân Chủ và xã Nam Tuấn để thành lập một ĐVHC mới.
a) Kết
quả sau sắp xếp
-
Tên ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp: Xã Nam Tuấn
-
Xã Nam Tuấn
có diện tích tự nhiên là 119,66 km² (đạt 119,66% so với quy định), quy mô dân
số là 16.310
người (đạt 1.631,00% so với quy định).
-
Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Hòa An; Phía Tây giáp xã Thông Nông; Phía Nam giáp xã Minh Tâm; Phía Bắc giáp xã Trường Hà, xã Hà Quảng.
-
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Nam Tuấn hiện nay.
b) Cơ sở
và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Nhập toàn bộ 27,51 km2 diện
tích tự nhiên, 5.507 người của xã Đức Long; toàn bộ 55,69 km2 diện
tích tự nhiên, 5.417 người của xã Dân Chủ vào xã Nam Tuấn. Sau khi nhập, xã Nam Tuấn có 119,66 km2 diện tích tự
nhiên và quy mô dân số 16.310 người.
-
Việc nhập toàn bộ xã Đức Long, xã Dân Chủ vào xã Nam Tuấn, nhằm giải quyết bất
hợp lý về phân định địa giới ĐVHC do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo
thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền các xã và thuận lợi cho
Nhân dân trên địa bàn trong quá trình giao dịch hành chính; tạo động lực thúc
đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống
Nhân dân. Việc điều chỉnh, sắp xếp như trên là cần thiết đảm bảo tính liên kết
vùng; đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế, xã hội lâu dài;
góp phần tăng quy mô ĐVHC, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu
quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính
trị. Ngoài ra, hạ tầng giao thông giữa các ĐVHC được kết nối đồng bộ, tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập, giao dịch hành
chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.
6.2 Thành
lập xã trên cơ sở nhập 03 ĐVHC: Thị trấn Nước Hai, xã Hồng Việt và xã Đại Tiến để thành lập một ĐVHC mới.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Tên
ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp: Xã Hòa An.
- Xã Hòa An
có diện tích tự nhiên là 97,03 km² (đạt 97,03% so với quy định), quy mô dân
số là 20.329
người (đạt 2.032,9% so với quy định).
- Các
ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Nguyễn Huệ; Phía Tây giáp xã Nam Tuấn; Phía Nam giáp xã Minh Tâm, phường Thục
Phán; Phía Bắc giáp xã Hà Quảng, xã Quang Hán.
- Nơi đặt
trụ sở làm việc của ĐVHC: UBND huyện Hòa An hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp
xếp ĐVHC
- Nhập toàn bộ 45,80 km2 diện
tích tự nhiên, 2.574 người của xã Đại Tiến; toàn bộ 24,06 km2 diện
tích tự nhiên, 3.703 người của xã Hồng Việt vào Thị trấn Nước Hai. Sau khi
nhập, xã Hòa An có 97,03 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 20.329 người.
-
Việc sắp xếp thị trấn Nước Hai, xã Hồng Việt, xã Đại Tiến nhằm giải quyết bất
hợp lý về phân định địa giới ĐVHC do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo
thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền các xã và thuận lợi cho
Nhân dân trên địa bàn trong quá trình giao dịch hành chính; là động lực phát triển kinh tế -
xã hội, trung tâm phát triển của vùng; góp phần nâng cao đời sống Nhân
dân. Việc điều chỉnh, sắp xếp như trên là cần thiết để mở rộng phạm vi quản lý
của chính quyền, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với khu vực đang trong quá trình
đô thị hóa, tạo điều kiện để mở rộng không gian phát triển; đảm bảo sự ổn định
an ninh chính trị, phát triển kinh tế, xã hội lâu dài; góp phần tăng quy mô
ĐVHC, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế -
xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị. Ngoài ra, hạ tầng
giao thông giữa các ĐVHC được kết nối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập, giao dịch hành chính và quản lý
của chính quyền sau khi sắp xếp.
6.3 Thành lập xã trên cơ sở nhập
03 ĐVHC: Xã Bạch Đằng,
xã Bình Dương và xã Thịnh Vượng (huyện Nguyên Bình) để thành lập một ĐVHC mới.
a) Kết
quả sau sắp xếp
-
Tên ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp: Xã Bạch Đằng
-
Xã Bạch Đằng
có diện tích tự nhiên là 141,61 km² (đạt 141,61% so với quy định), Quy mô dân
số là 4.808
người (đạt 480,80% so với quy định).
- Các
ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Canh Tân, phường Tân Giang; Phía Tây giáp xã Tam Kim, xã
Minh Tâm; Phía Nam giáp xã Minh Khai, tỉnh Thái Nguyên; Phía Bắc giáp phường Thục Phán.
-
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Bạch Đằng hiện nay.
b) Cơ sở
và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Nhập toàn bộ 61,12 km2 diện
tích tự nhiên, 2.441 người của xã Bạch Đằng; toàn bộ 33,10 km2 diện
tích tự nhiên, 1.480 người của xã Bình Dương vào xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên
Bình. Sau khi nhập, xã Bạch Đằng có 141,61 km2 diện tích tự
nhiên và quy mô dân số 4.808 người.
-
Việc nhập toàn bộ xã Bình Dương, xã Bạch Đằng và xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên
Bình nhằm giải quyết bất hợp lý về phân định địa giới ĐVHC do quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính
quyền cấp xã và thuận lợi cho Nhân dân trên địa bàn trong quá trình giao dịch
hành chính; tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân. Hạ tầng giao thông giữa các ĐVHC được
kết nối đồng bộ, thuận lợi cho người dân đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa
được dễ dàng.
-
Địa hình bị chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi với trên 90% là người dân tộc
thiểu số, việc điều chỉnh, sắp xếp như trên là cần thiết đảm bảo tính liên kết
vùng; đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế, xã hội lâu dài;
góp phần tăng quy mô ĐVHC, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu
quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính
trị.
6.4 Thành lập xã trên cơ sở nhập
03 ĐVHC: Xã Nguyễn Huệ,
xã Quang Trung và xã Ngũ Lão để thành lập một ĐVHC mới.
a) Kết
quả sau sắp xếp
-
Tên ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp: Xã Nguyễn Huệ.
-
Xã Nguyễn
Huệ có diện tích tự nhiên là 146,80 km² (đạt 146,80% so
với quy định), Quy mô dân số là 9.349 người (đạt 934,90% so
với quy định).
-
Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Hạnh Phúc; Phía Tây giáp xã Hòa An, phường Nùng Trí Cao; Phía Nam giáp xã Kim
Đồng, phường Tân Giang; Phía Bắc giáp xã
Quang Hán, xã Trà Lĩnh.
-
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Nguyễn Huệ hiện nay.
b) Cơ sở
và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Nhập toàn bộ 48,46 km2 diện
tích tự nhiên, 2.772 người của xã Quang Trung; toàn bộ 54,91 km2 diện
tích tự nhiên, 2.461 người của xã Ngũ Lão vào xã Nguyễn Huệ. Sau khi nhập, xã Nguyễn
Huệ có 146,80 km2 diện tích tự
nhiên và quy mô dân số 9.349 người.
-
Việc nhập toàn bộ xã Quang Trung, xã Ngũ Lão vào xã Nguyễn Huệ nhằm giải quyết
bất hợp lý về phân định địa giới ĐVHC do quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền các xã và thuận lợi
cho Nhân dân trên địa bàn trong quá trình giao dịch hành chính; tạo động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời
sống Nhân dân. Do địa hình bị chia cắt mạnh, trên 99,5% là dân tộc thiểu số và
có yếu tố về tôn giáo, việc điều chỉnh, sắp xếp như trên là cần thiết đảm bảo
tính liên kết vùng; đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế,
xã hội lâu dài; góp phần tăng quy mô ĐVHC, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế,
nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ
thống chính trị. Ngoài ra, hạ tầng giao thông giữa các ĐVHC được kết nối đồng
bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập,
giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền sau khi sắp xếp.
Tải về
Tải về
Tải về